Hiện nay có nhiều kiểu ăn chay khác nhau, nhưng có phải chế độ nào cũng phù hợp với tất cả mọi người? Cùng Veggie Garden khám phá các kiểu ăn chay phổ biến và xem xem đâu là kiểu ăn chay lý tưởng phù hợp với bạn nhé!

Vì sao nên ăn chay?

Không ai bị ép buộc phải ăn chay! Nhưng nhiều người lựa chọn lối sống này vì nhiều lý do, như: sở thích, cộng đồng, môi trường…  Nghiên cứu cho thấy, thịt động vật hoặc các sản phẩm từ động vật nuôi theo quy mô lớn thường chứa hóa chất và kháng sinh, có thể gây hại cho sức khỏe. Việc tiêu thụ kháng sinh từ thực phẩm có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh ở người. Ngược lại, một chế độ ăn chay cân bằng, lành mạnh giúp giảm cân, ngăn ngừa béo phì và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính: tiểu đường loại 2, tim, ung thư.

Ngoài sức khỏe, ăn chay còn là cách giảm tác động xấu lên môi trường. Chăn nuôi công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong việc gây ô nhiễm không khí, đất và nước.

Về đạo đức, nhiều người từ chối tiêu thụ thịt vì điều kiện nuôi nhốt chật hẹp và thiếu nhân đạo trong các trang trại, nơi động vật bị giết mổ hoặc khai thác không đúng cách. Một số cảm thấy việc tách bê con khỏi bò mẹ để lấy sữa cũng là hành động đi ngược nhân đạo.

Đôi khi, ăn chay đơn giản chỉ là sự lựa chọn cá nhân và muốn theo đuổi lối sống xanh, lành mạnh hơn.

Các kiểu ăn chay phổ biến

Cùng lưu lại ngay những kiểu ăn chay dưới đây để tham khảo xem kiểu nào sẽ phù hợp với thể trạng, sức khỏe và điều kiện cá nhân của bạn nhé:

1. Kiểu ăn chay Lacto – ovo

Chế độ ăn chay Lacto-ovo là chế độ ăn dựa trên thực vật nhưng vẫn có trứng và các sản phẩm từ sữa. Từ “lacto” có nguồn gốc từ tiếng Latinh, nghĩa là sữa, ám chỉ các sản phẩm từ bò hoặc động vật có vú. Tương tự, “ovo” trong tiếng Latinh có nghĩa là trứng. Đối với người theo đạo Hindu hay đạo Phật, yếu tố tôn giáo chính là lý do họ lựa chọn và duy trì chế độ ăn chay Lacto-ovo này.

2. Kiểu ăn chay Lacto

Chế độ ăn chay Lacto tập trung vào thực vật nhưng vẫn gồm các sản phẩm từ sữa như: phô mai, bơ, sữa chua, kem chua, kem. Tuy nhiên, chế độ này hoàn toàn không ăn thịt, cá và trứng.

Tương tự Lacto-ovo, nhiều người chọn Lacto vì lý do tôn giáo hoặc văn hóa bản địa. Đây cũng là hình thức ăn chay phổ biến trong các tín ngưỡng như: Hindu giáo, Phật giáo và Kỳ Na giáo.

3. Kiểu ăn chay Ovo

Chế độ ăn chay Ovo Vegetarian cho phép sử dụng trứng nhưng loại trừ hoàn toàn các sản phẩm từ sữa. Ngoài việc không tiêu thụ thịt và cá, chế độ ăn này cũng loại bỏ phô mai, bơ, sữa chua, kem chua và các chế phẩm từ sữa khác.

4. Kiểu ăn chay linh hoạt

Chế độ ăn chay linh hoạt là một hình thức đơn giản và dễ áp dụng hơn so với các kiểu ăn chay truyền thống. Dù chủ yếu dựa trên thực phẩm từ thực vật, chế độ này vẫn cho phép tiêu thụ một lượng nhỏ thịt, trứng, sữa và các sản phẩm từ động vật.

Nguyên tắc chính của chế độ ăn này là ưu tiên thực phẩm, thực vật nguyên bản, sử dụng thực vật làm nguồn protein chính thay vì động vật, hạn chế đường và thực phẩm chế biến sẵn, đồng thời bổ sung thịt hoặc sản phẩm động vật khi cần thiết.

Tuy vẫn tiêu thụ một lượng nhỏ thịt động vật, người theo chế độ ăn linh hoạt thường không được coi là ăn chay hoàn toàn. Đây là lựa chọn phù hợp với những ai muốn ăn chay nhưng không muốn từ bỏ hoàn toàn thực phẩm từ động vật.

5. Kiểu ăn chay Pescatarian

Chế độ ăn chay Pescatarian, xuất phát từ Ý, có nghĩa là “cá”. Đây à một hình thức ăn chay chủ yếu dựa vào thực vật, trong đó bao gồm cá và hải sản. Người theo chế độ này thường bổ sung các loại thủy hải sản như: cá hồi, cá ngừ hoặc sushi, đồng thời loại bỏ hoàn toàn các loại thịt khác khỏi thực đơn.

Ngoài cá, người theo chế độ Pescatarian có thể lựa chọn sử dụng trứng và các sản phẩm từ sữa, tùy vào sở thích cá nhân.

Đặc biệt, chế độ này là nguồn cung cấp acid béo omega-3 dồi dào từ hải sản. Có thể nói đây là một lợi ích dinh dưỡng mà các chế độ ăn chay truyền thống khó đáp ứng.

6. Kiểu ăn chay thuần chay

Đây là kiểu ăn chay loại bỏ hoàn toàn mọi sản phẩm từ động vật, gồm: thịt, cá, trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, thậm chí cả mật ong.  Bởi, nhiều người theo lối sống này coi mật ong cũng là một sản phẩm từ động vật.

Động lực chính để lựa chọn chế độ ăn thuần chay thường xuất phát từ đạo đức, với mong muốn bảo vệ động vật và môi trường. Người ăn thuần chay không chỉ tránh thực phẩm mà còn hạn chế sử dụng mỹ phẩm, quần áo, hoặc giày dép có nguồn gốc từ động vật hay được thử nghiệm trên động vật.

Để đảm bảo cơ thể nhận đủ dưỡng chất, người ăn thuần chay cần chú trọng bổ sung protein từ các loại đậu, kẽm, axit amin và nhóm chất dinh dưỡng cần thiết từ thực vật. Tuy nhiên, chế độ này có thể thiếu một số dưỡng chất quan trọng. Do đó, các chuyên gia khuyến nghị bổ sung thêm vitamin B12, sắt, axit béo omega-3 và kẽm để đảm bảo sức khỏe lâu dài.

Như vậy, có tới 6 kiểu ăn chay phổ biến và mỗi kiểu đều có những đặc điểm riêng để phù hợp với văn hóa, lối sống, nhu cầu của mỗi cá nhân trong xã hội. Hãy lựa chọn cho mình kiểu ăn chay phù hợp với bản thân để cơ thể vẫn được cung cấp đủ dưỡng chất bạn nhé!

 

Thông tin liên hệ:

– Địa chỉ: Số 67, Phố Nguyễn Văn Lộc, P. Mỗ Lao, Q. Hà Đông, Hà Nội.

– Website: https://veggigarden.com/

– Fanpage: Veggie Garden – Buffet Chay

Chúng tôi luôn chào đón bạn với nụ cười thân thiện và sự phục vụ tận tình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn đặt bàn, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0842.99.86.86.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *